Những quan trọng cần làm sau khi thiết kế website để tăng trưởng tốt thứ hạng
Bạn dành cả buổi tối suy nghĩ và lựa chọn một cái tên ưng ý cho website bán hàng của mình. Cuối cùng bạn cũng đăng ký được một tên miền phù hợp, thể hiện được triết lý kinh doanh mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng. Nhưng, sau khi mua tên miền thì làm gì tiếp? Có lẽ #clickweb.vn sẽ cho bạn vài ý tưởng hay ho trong bài viết dưới đây!
Những điều cần làm sau khi thiết kế website
Sau khi hoàn thành quá trình thiết kế một trang web, công việc của bạn vẫn chưa kết thúc. Thực tế, giai đoạn quan trọng chỉ mới bắt đầu. Website chỉ có giá trị thực sự khi nó được triển khai và quản lý một cách hiệu quả. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những bước cần phải thực hiện sau khi bạn đã hoàn thành thiết kế trang web.
Đăng tải nội dung
Nội dung website là một trong những điều quan trọng nhất để thu hút lưu lượng truy cập đến website của doanh nghiệp. Một trang web không có bất cứ nội dung nào khó mà thu hút được người đọc. Điều đó cũng giống như bạn muốn câu cá nhưng cần câu lại không có mồi vậy.
Nội dung trên một website thường liên quan đến chủ đề chính của website đó. Ví dụ, một website bán quần áo có thể xây dựng nội dung xoay quanh thời trang. Các công cụ tìm kiếm như Google cũng đánh giá một trang web dựa trên nội dung. Để tối ưu hóa cho SEO, bạn cần có nội dung tốt, từ khóa phù hợp và hệ thống backlink chất lượng cao. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đăng tải nội dung mới để tạo ấn tượng tích cực với Google.
Cài đặt công cụ theo dõi
Hiệu quả của website có thể được theo dõi thông qua các công cụ như Google Analytics (GA) và Google Search Console (GSC). Sau khi có được website đã thiết kế, bạn hãy liên kết website với GA và GSC. Bạn có thể biết được các số liệu như lượt nhấp, lượt truy cập, thời gian ở trên trang cũng như những nội dung nào thu hút người đọc nhất thông qua hai công cụ này.
Không chỉ vậy, Google Search Console có thể giúp bạn phát hiện ra các vấn đề về lập chỉ mục trên trang. Khi có lỗi liên quan đến việc lập chỉ mục, bạn sẽ nhận được email thông báo từ Google. Bạn có thể xem chi tiết lỗi cũng như gửi thông báo đã khắc phục cho Google để được xem xét lại. Những lỗi này có thể là lý do khiến website không có được thứ hạng cao.
Đăng ký Bộ Công Thương
Truy cập link đăng ký bộ công thương tại đây
Tại Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp muốn mở website hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký với Bộ Công Thương. Đăng ký trang web có thể giúp bạn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn đối với nội dung trên trang web, thương hiệu hoặc tên miền.
Sau khi đăng ký website với Bộ Công Thương, mọi thông tin của doanh nghiệp đều được xác thực công khai. Do đó, điều này giúp người xem tin tưởng hơn vào thương hiệu và mạnh dạn tương tác trên website. Những website đã đăng ký sẽ có logo biểu thị đã đăng ký ở phần footer. Nếu là logo thật, khi nhấp vào bạn sẽ được dẫn đến trang thông tin doanh nghiệp trên website chính của Bộ Công Thương.
Kiểm tra độ tương thích trên các thiết bị khác nhau
Mức độ tương thích trên các thiết bị khác nhau của website cũng là một trong những yếu tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Sau khi bạn đăng tải nội dung lên website, hãy kiểm tra xem các bài viết hiển thị ra sao trên các thiết bị di động. Ví dụ như bài viết có bị lỗi font chữ, hình ảnh có bị mờ hay có bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng hay không?
Kiểm tra tương thích tại đây
Mọi người sử dụng nhiều loại thiết bị để truy cập trang web, chẳng hạn như máy tính để bàn, máy tính bảng, và điện thoại thông minh. Kiểm tra độ tương thích giúp đảm bảo rằng tất cả người dùng có được trải nghiệm trang web tốt nhất. Trang web không tương thích có thể dẫn đến việc người dùng rời bỏ trang web khi họ gặp khó khăn trong việc truy cập. Điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp mất đi những cơ hội kinh doanh.
Sao lưu dữ liệu thường xuyên
Sao lưu (backup) là quá trình tạo ra bản sao dự phòng của dữ liệu hoặc thông tin quan trọng trên máy tính, thiết bị di động hoặc hệ thống máy chủ. Mục tiêu chính của việc sao lưu dữ liệu là đảm bảo rằng bạn có thể khôi phục dữ liệu khi xảy ra sự cố hoặc mất mát dữ liệu.
Bạn sẽ không bao giờ biết được những sự cố nào có thể xảy ra, do đó việc phòng ngừa trước những gì có thể xảy ra là vô cùng quan trọng. Nếu dữ liệu của bạn bị hỏng hoặc mất, bạn có thể sử dụng dữ liệu sao lưu để khôi phục nhanh chóng thông tin quan trọng mà không cần phải thay thế hoặc tái tạo lại toàn bộ dữ liệu.
Tạo Title, Meta Description cho trang
Một trong những điều mà bạn cần quan tâm là viết title, meta description cho trang chủ website. Bạn cần gây ấn tượng với hai yếu tố này và sau đó là tối ưu onpage cho từng bài viết riêng lẻ. Trang chủ là trang hiển thị đầu tiên khi người dùng tìm kiếm thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Do đó, việc tạo tile và meta description cho trang này là một trong những điều bạn nên làm sau khi đã thiết kế website
Gắn favicon cho website
Favicon (viết tắt của “favorite icon”) là biểu tượng nhỏ, thường có kích thước 16×16 hoặc 32×32 pixel. Favicon xuất hiện ở phần tab trình duyệt web và nằm ở ngoài cùng bên trái của mỗi tab trên trình duyệt. Favicon thường là một biểu tượng đại diện cho thương hiệu của bạn. Biểu tượng nhỏ này sẽ giúp khách hàng nhận ra trang web của bạn dễ dàng hơn khi họ mở nhiều tab khác nhau.
Mua tên miền ở đâu
Hiện nay, có khá nhiều nhà cung cấp tên miền để bạn thoải mái lựa chọn tùy theo nhu cầu và sở thích.
Sau khi mua tên miền thì làm gì?
Tiềm năng của một tên miền là vô hạn - tầm quan trọng của nó có thể được đánh giá là ngang ngửa với nội dung website của bạn.
Có 6 việc bạn có thể, và nên làm để tận dụng tên miền mới:
Mua hosting
Sau khi đăng ký một tên miền mới, bước tiếp theo là chọn một nhà cung cấp hosting uy tín. Nhà cung cấp hosting sẽ giúp bạn lưu trữ website cùng hạ tầng cần thiết để đưa website tiếp cận người xem.
Thông thường, các công ty hosting có nhiều gói dịch vụ khác nhau. Hãy lựa chọn hosting cẩn thận, để website không bị gián đoạn dịch vụ. Đồng thời gói hosting cũng phải phù hợp túi tiền của bạn mà vẫn đầy đủ những tính năng cốt yếu.
Tại Việt Nam, Hosting Clickweb là một trong những nhà cung cấp hosting tốt, bạn nên cân nhắc lựa chọn.
Kết nối tên miền với nameserver
Nếu mua tên miền từ một nhà cung cấp khác với nhà cung cấp hosting, bạn cần trỏ tên miền về nameserver của hosting. Thông thường, có hai cách để làm điều này: đổi nameserver sang nhà cung cấp tên miền, hoặc trỏ tên miền thông qua một A record.
Kết nối tên miền thông qua control Clickweb tại đây: http://control.clickweb.vn/
Lưu ý rằng, quy trình này có thể mất khoảng 24 giờ. Nếu lâu hơn dự kiến, hãy dọn cache DNS hoặc liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ.
Tạo một địa chỉ email với tên miền mới
Tiếp tục với câu hỏi sau khi mua tên miền thì làm gì: sử dụng địa chỉ email tùy biến với tên miền riêng, như info@clickweb.vn, là một cách tuyệt vời để xây dựng lòng tin và uy tín với khách hàng. Hầu hết các nhà cung cấp hosting đều hỗ trợ bạn một tài khoản email miễn phí, bạn có thể tận dụng để tạo tài khoản email kinh doanh.
Xây dựng website hoặc cửa hàng trực tuyến
Website là một nền tảng đa mục đích, cho phép bạn khởi nghiệp, quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, và xây dựng danh tiếng thương hiệu.
Các cửa hàng trực tuyến thường tồn tại dưới dạng một phần của website lớn, và được thiết kế để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử cùng với một số chức năng khác, như giỏ hàng hay quản lý hàng hóa.
Để xây dựng một website hay cửa hàng trực tuyến, bạn có khá nhiều lựa chọn từ dễ đến khó. Ví dụ, bạn có thể thuê một lập trình viên hoặc sử dụng các ứng dụng xây dựng cửa hàng trực tuyến. Lựa chọn thứ hai phổ biến hơn bởi vừa tiết kiệm chi phí, vừa nhanh gọn.
Đăng ký website mới với công cụ tìm kiếm
Đăng ký website với các công cụ tìm kiếm sẽ giúp website có cơ hội xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Muốn làm vậy, bạn cần tạo một sitemap để các công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc website và mối liên kết giữa các trang.
Người dùng WordPress có thể sử dụng plugin Yoast SEO để tạo sitemap. Hoặc bạn cũng có thể tạo URL sitemap với một trình tạo sitemap XML.
Hầu hết các công cụ tìm kiếm sẽ theo dõi các đường link để phát hiện và lập chỉ mục các trang mới. Do đó điều quan trọng là phải tuân thủ một chiến lược liên kết nội bộ trong website để cho kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên, đăng ký website chỉ là một phần công việc. Để tăng hạng cho website, bạn cần tối ưu nó: sử dụng các công cụ như GTMetrix, Google PageSpeed Insights...để thử tốc độ website và cải thiện nó, dùng theme responsive và AMP để tạo giao diện thân thiện với di động, cài chứng chỉ SSL bởi Google ưu tiên các website sử dụng HTTPS…
Quảng bá hoặc bán website
Quảng bá website hoặc cửa hàng trực tuyến là tối quan trọng nếu muốn tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp: tiếp thị mạng xã hội, tiếp thị email, tiếp thị trả phí…
Biết cách bán website hoặc tên miền cũng rất quan trọng. Ví dụ, bạn muốn khởi đầu một doanh nghiệp mới, nhưng tên miền hiện tại không còn liên quan nữa. Hoặc đơn giản là bạn muốn kiếm tiền bằng cách mua và bán các tên miền đẹp.
Chưa hết, tên miền sẽ hết hạn nếu bạn không sử dụng nó trong thời gian dài, khiến bạn mất tiền vô ích. Để bán tên miền, bạn cần "park" tên miền để tránh bị cướp tên miền.
Sau đó kiểm tra giá trị của tên miền dựa vào các yếu tố: lưu lượng truy cập, từ khóa, TLD, độ dài tên miền... Bạn có thể tham khảo các chợ tên miền như NameBio, ShortNames, NamePros…
Tạm kết
Tóm lại, mua tên miền giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh, nhưng sau khi mua tên miền thì làm gì tiếp lại là một câu chuyện khá dài và phức tạp đối với người mới.
Trong bài viết trên, chúng ta đã thảo luận 6 bước nên làm sau khi mua tên miền, bao gồm: mua hosting, kết nối tên miền với nameserver, tạo một địa chỉ email với tên miền mới, xây dựng website hoặc cửa hàng trực tuyến, đăng ký website mới với công cụ tìm kiếm, quảng bá hoặc bán website.
Chúc các bạn thành công!